Người dân ở Nhật Bản,ủtướngNhậtcôngbốgóikíchthíchtỉUSDđốiphólạmpháxsmn nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, đã phải vật lộn với tình trạng giá cả tăng chóng mặt sau khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ vào đầu năm ngoái, trong khi tỷ lệ ủng hộ ông Kishida đang ở mức thấp nhất từ khi ông nhậm chức vào năm 2021.
"Trụ cột quan trọng nhất của các biện pháp kinh tế toàn diện này là tăng cường năng lực cung ứng để nâng cao khả năng kiếm tiền của các công ty", ông Kishida cho biết trong cuộc họp giữa chính phủ với các quan chức đảng cầm quyền ngày 2.11, theo AFP.
Trọng tâm của kế hoạch kích thích kinh tế là việc tạm thời cắt giảm thuế thu nhập cố định và thuế cư trú trị giá hơn 3.000 tỉ yen, bắt đầu từ tháng 6.2024. TheoNikkei Asia, chính phủ Nhật Bản dự kiến giảm cho mỗi người 30.000 yen thuế thu nhập và 10.000 yen thuế cư trú. Các hộ gia đình thu nhập thấp vốn đã được miễn đóng thuế cư trú sẽ nhận được 70.000 yen.
Kế hoạch cũng bao gồm việc gia hạn các khoản trợ cấp đến cuối tháng 4.2024 để giảm bớt gánh nặng giữa lúc giá xăng, điện và khí đốt đều tăng cao.
Nhật Bản chi 113 tỉ USD chống lạm phát
Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 9 đã tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,1% trong tháng 8. Song giá thực phẩm, không bao gồm đồ tươi sống, lại tăng tới 8,8%.
Chính phủ Nhật Bản sẽ chuẩn bị dự thảo ngân sách bổ sung trị giá khoảng 13.100 tỉ yen để trình trong kỳ họp quốc hội hiện tại nhằm tài trợ cho kế hoạch kích thích kinh tế.
Kế hoạch được công bố giữa lúc tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với nội các ông Kishida rớt xuống mức 33%, theo một cuộc thăm dò mà Nikkei và TV Tokyo thực hiện từ ngày 27 đến ngày 29.10, tức giảm 9 điểm phần trăm so với kết quả thăm dò tháng 9. Đây là mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10.2021.
Khoảng 65% số người được hỏi cho rằng cắt giảm thuế không phải là biện pháp thích hợp trước tình trạng giá cả tăng cao, trong khi 24% đồng tình với việc này.
Kinh tế Mỹ phục hồi, người tiêu dùng lại bi quan